Hotline
0979891929

Thị trường xuất khẩu cao su sôi động trở lại: Cơ hội tốt để đầu tư

  DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG TY ĐANG PHÂN PHỐI
 NAOH    

Xút vảy ( NaOH) 99%

Hóa chất Natri hiđroxit ( NaOH) 20%

Hóa chất Natri hiđroxit ( NaOH) 32%

Hóa chất Natri hiđroxit ( NaOH) 45%

Hóa chất Natri hiđroxit ( NaOH) 50% 

 H2O2  

Hóa chất Hydrogen peroxide (H2O2) 27.5%

Hóa chất Hydrogen peroxide (H2O2) 35%

Hóa chất Hydrogen peroxide (H2O2) 50%

JAVEN

Hóa chất khử trùng  Hypochlorite NaOCl (Javen ) 10%

Hóa chất khử trùng  Hypochlorite NaOCl (Javen ) 12%

PAC Hóa chất Poly Aluminium Chloride – Hóa chất keo tụ bông 10%  

 

HCL
Axit clohidric  ( HCL ) 32%  
Axit clohidric  (HCL ) 35%  

 Bảng tóm tắt

Kho bãi hóa chất của Cty

 

 

Nhu cầu tăng mạnh

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, từ đầu tháng 8-2009, giá cao su bán tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) đã tăng lên mức 13.600 nhân dân tệ (NDT)/tấn (tăng khoảng 1.600 NDT so với  tháng 7-2009, trước đó tháng 6-2009, giá cao su chỉ 10.000 NDT/tấn). Tổng Thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam Trần Thị Thúy Hoa nhận định, giá cao su tăng do nhu cầu tiêu thụ trên thị trường lớn, trong khi nguồn cung hạn chế do trái vụ. Với mức giá hiện nay, người trồng cao su có lãi từ 300-400 USD/tấn.

 Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái cho biết, các kho của Móng Cái hiện không còn hàng tồn, bao nhiêu cao su cũng được các thương nhân Trung Quốc thu mua hết. Vì khan mủ cao su, nên nhiều chủ doanh nghiệp (DN) ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã tìm xuống tận cửa khẩu Đông Hưng - Móng Cái để tìm hàng. Từ đầu tháng 8 đến nay, lượng mủ cao su giao dịch qua cửa khẩu Móng Cái tăng lên từ 600-800 tấn/ngày, có ngày cao điểm lên hơn 1.000 tấn; trước đó, mỗi ngày chỉ nhúc nhích thông quan được từ 300-400 tấn, thậm chí vào tháng 6-2009, có ngày chẳng có một DN nào đến làm thủ tục thông quan.

 Theo các chuyên gia, trong hơn 70 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam, Trung Quốc vẫn là thị trường chính, chiếm 56% thị phần xuất khẩu cao su Việt Nam. Hiện nhu cầu nhập khẩu cao su thiên nhiên trên thế giới tăng mạnh vì nguồn cung đang thiếu, các nước chuyên cung ứng cao su nguyên liệu như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ và Việt Nam cũng đều giảm sản lượng. Nhiều tập đoàn công nghiệp đang mua đầu cơ cao su vì cho rằng, nền kinh tế thế giới đang dần hồi phục, nhu cầu săm lốp ô tô sẽ tăng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cao su của Việt Nam.

 Nên đầu tư cho cao su

Bộ NN&PTNT vừa triển khai Quyết định 750/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch phát triển cây cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020. Mục tiêu, đến năm 2010, cả nước tiếp tục trồng mới 70.000ha cao su, nâng diện tích cao su lên 650.000ha, sản lượng mủ đạt 800.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD, mở rộng công suất chế biến khoảng 220.000 tấn. Đến năm 2015, cả nước sẽ tiếp tục trồng mới 150.000ha cao su và đến năm 2020 diện tích cao su sẽ ổn định 800.000ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD.

Nhiều chuyên gia cho rằng, DN nên tận dụng thời cơ này để đẩy mạnh lượng cao su xuất khẩu, nhưng tránh đưa ồ ạt hàng về cửa khẩu để khỏi bị tư thương lợi dụng ép giá. Việc đưa xuất khẩu cao su vào giao dịch theo hệ chính ngạch về lâu dài sẽ giúp cho xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Trung Quốc ổn định hơn. Triển vọng xuất khẩu cao su sáng sủa trở lại như hiện nay là cơ hội tốt để chúng ta lựa chọn thị trường tiềm năng đem lại giá trị cao hơn.

 Hiện nay, cao su Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 1,4% thị phần với kim ngạch khoảng 30 triệu USD/năm. Trong khi Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu cao su ly tâm (RSS 3 và TSR 20) để sản xuất lốp ô tô thì Việt Nam lại xuất khẩu sang Nhật Bản rất ít so với Thái Lan, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Mà nhu cầu của Nhật Bản mỗi năm nhập khoảng 2 tỷ USD cao su tự nhiên để phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô, ngoài ra, nước này cũng nhập khẩu khoảng 550 triệu USD cao su tổng hợp và cao su hỗn hợp phục vụ cho các ngành công nghiệp khác, là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và EU.

 Rõ ràng khi nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu mặt hàng cao su tăng, nhân đà mặt hàng cao su đang khan, các DN trong ngành cao su cần mở rộng đầu tư, đa dạng hóa chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với người trồng thì đây là cơ hội tốt để đẩy mạnh việc chăm sóc và đầu tư cho cao su, nhằm tăng lượng mủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.